Dropshipping hiện đang là mô hình kinh doanh trực tuyến được nhiều bạn trẻ thực hiện và đã thành công với thu nhập lên đến hàng chục triệu mỗi tháng. Vậy Dropshipping là gì? Cách làm dropship từ A-Z không bỏ vốn cho người mới bắt đầu như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết đáp án cho các câu hỏi trên thông qua bài viết sau nhé.
1. Tìm hiểu về dropshipping là gì?
Dropshipping là gì? Đây là một hình thức kinh doanh kiếm tiền MMO bán hàng thu lợi nhuận hoa hồng từ các sản phẩm đăng bán mà bạn không cần bỏ vốn, không ôm hàng, không cần có mặt bằng và bỏ qua các khâu vận chuyển.
Bởi vì những công việc liên quan đến hàng hóa hay vận chuyển đã có nhà cung cấp thay bạn xử lý.
Công việc mà bạn quan tâm đến đó là làm sao quảng bá sản phẩm, tư vấn cho khách hàng mua sản phẩm và chăm sóc họ trong suốt quá trình mua hàng mà thôi.
Các khái niệm liên quan trong dropshipping:
- Nhà cung cấp (Supplier): Là đơn vị sản xuất hoặc nhà phân phối sản phẩm. Họ là người chịu trách nhiệm cung cấp và vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng.
- Nhà bán lẻ (Retailer): Là người tạo ra cửa hàng trực tuyến và quảng bá sản phẩm. Họ chịu trách nhiệm xử lý đơn hàng và dịch vụ khách hàng.
- Khách hàng (Customer): Là người mua sản phẩm thông qua cửa hàng trực tuyến của nhà bán lẻ.
Lợi ích của Dropshipping là gì?
Dropshipping mang lại nhiều lợi ích đáng kể, đặc biệt cho những người mới bắt đầu kinh doanh trực tuyến:
- Vốn đầu tư thấp: Với dropshipping, bạn không cần phải mua hàng tồn kho trước. Điều này giúp giảm rủi ro tài chính và cho phép bạn bắt đầu kinh doanh với chi phí thấp.
Ví dụ: Bạn chỉ cần đầu tư vào xây dựng website và marketing.
- Dễ dàng bắt đầu: Quy trình thiết lập cửa hàng dropshipping đơn giản hơn so với kinh doanh truyền thống. Bạn không cần phải lo lắng về việc quản lý kho hàng hoặc vận chuyển sản phẩm.
Ví dụ: Bạn có thể dễ dàng tạo một cửa hàng trên các nền tảng như Shopify hoặc WooCommerce.
- Không cần quản lý kho hàng: Việc lưu trữ và quản lý kho hàng sẽ do nhà cung cấp đảm nhận. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
Ví dụ: Nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm đóng gói và vận chuyển sản phẩm khi có đơn hàng.
- Khả năng mở rộng cao: Vì không phải lo lắng về việc quản lý kho hàng, bạn có thể dễ dàng mở rộng danh mục sản phẩm và kinh doanh ở quy mô lớn hơn.
Ví dụ: Bạn có thể thêm hàng trăm sản phẩm mới vào cửa hàng mà không cần phải lo lắng về việc lưu trữ.
Những hạn chế của Dropshipping
Mặc dù dropshipping có nhiều lợi ích, nhưng nó cũng tồn tại một số hạn chế:
- Lợi nhuận thấp: Do phải chia sẻ lợi nhuận với nhà cung cấp, biên lợi nhuận của bạn có thể thấp hơn so với các mô hình kinh doanh khác.
Ví dụ: Giá bán lẻ có thể không cao hơn nhiều so với giá mua từ nhà cung cấp, ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- Thiếu kiểm soát đối với sản phẩm: Bạn không kiểm soát được quá trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm, điều này có thể dẫn đến vấn đề về chất lượng và thời gian giao hàng.
Ví dụ: Khách hàng có thể nhận sản phẩm kém chất lượng hoặc giao hàng chậm.
- Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp có thể gây ra các vấn đề nếu họ gặp trục trặc về hàng tồn kho hoặc vận chuyển.
Ví dụ: Nếu nhà cung cấp hết hàng, bạn cũng không thể bán sản phẩm đó.
- Khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu: Vì bạn không kiểm soát được quá trình đóng gói và vận chuyển, việc xây dựng thương hiệu riêng có thể gặp khó khăn.
Ví dụ: Bạn không thể tùy chỉnh bao bì sản phẩm để tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình.
Đối tượng phù hợp với Dropshipping
Dropshipping là mô hình kinh doanh phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau:
- Người mới bắt đầu kinh doanh trực tuyến: Dropshipping yêu cầu vốn đầu tư thấp và dễ dàng thiết lập, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai mới bắt đầu kinh doanh.
Ví dụ: Những người có ít kinh nghiệm trong kinh doanh và muốn thử sức mình.
- Những người muốn kinh doanh bán thời gian: Vì không cần quản lý kho hàng và vận chuyển, dropshipping cho phép bạn dễ dàng điều hành kinh doanh bán thời gian.
Ví dụ: Những người có công việc chính nhưng muốn kiếm thêm thu nhập.
- Doanh nghiệp nhỏ muốn mở rộng danh mục sản phẩm: Các doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng dropshipping để thử nghiệm và mở rộng danh mục sản phẩm mà không cần đầu tư nhiều vào kho hàng.
Ví dụ: Cửa hàng bán lẻ muốn thêm sản phẩm mới vào danh mục mà không cần đầu tư lớn.
- Dropshipping là một mô hình kinh doanh hấp dẫn với nhiều lợi ích nhưng cũng tồn tại một số hạn chế. Hiểu rõ về dropshipping sẽ giúp bạn tận dụng được các cơ hội và tránh được các rủi ro tiềm ẩn, từ đó xây dựng được một doanh nghiệp thành công.
Để kinh doanh Dropshipping bạn cần biết các bước sau:
Bước 1: Tìm kiếm nhà cung cấp và đàm phán với họ về giá cả.
Bước 2: Thực hiện các chiến lược quảng bá sản phẩm thông qua kênh bán hàng của bạn.
Bước 3: Khi có đơn hàng mới, bạn cung cấp mã đơn hàng cho nhà cung cấp.
Bước 4: Nhà cung cấp sẽ phải tự đóng hàng và giao hàng cho khách hàng.
Bước 5: Lợi nhuận bạn thu được là số tiền chênh lệch từ giá bán của nhà cung cấp và giá bán mà bạn đưa ra cho sản phẩm với người mua hàng.
Hiện nay, chúng ta có thể tham gia Dropshipping ngay trên các sàn thương mại điện tử như tiki, shopee, lazada, ebay, amazon … với sự bùng nổ của mua sắm online trên các sàn này thì đây có thể xem là miếng mồi béo bở mà các dropshipper không thể bỏ qua.
2. Chia sẻ cách làm dropshipping cho những người mới
Với nội dung ở trên về Dropshipping là gì chắc hẳn bạn đã hiểu công việc này là làm gì rồi phải không? Bên dưới đây là cách làm Dropshipping cho những người mới bắt đầu chi tiết nhất:
2.1. Tìm hiểu và chọn sản phẩm tiềm năng
Để làm Dropshipping hiệu quả thì bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất đó là tìm hiểu và chọn sản phẩm tiềm năng. Bởi việc lựa chọn sản phẩm tiềm năng chính xác thì mới mong muốn bán được nhiều hàng và đem lại lợi nhuận cho bạn.
Chúng ta nên tìm kiếm sản phẩm có nhu cầu cao trên thị trường, có sức mua ổn định và doanh thu cao.
Cách đơn giản là bạn nên dùng các công cụ phân tích từ khoá để hỗ trợ khâu tìm kiếm sản phẩm này đó là sử dụng Simple Shopee của ATP (miễn phí), Google Trend hoặc ngay trên chính sàn thương mại điện tử…
Ví dụ tìm ngách ngay trên sàn thương mại điện tử:
Với hình ở trên, bạn có thể thấy được các thị trường như sau:
Thị trường lớn: Đó là hàng gia dụng
Thị trường nhỏ: Đó là phòng ngủ
Thị trường ngách: Đó là chăn mền
Do đó bạn có thể chọn chăn mền là ngách sản phẩm có tiềm năng. Nếu đi sâu hơn thì có thể có thêm thị trường ngách nhỏ hơn đó là chăn mềm cho bé tuy nhiên ngách đi này lại quá nhỏ bé và nhu cầu thị trường không quá cao.
Do đó bạn có thể research thêm các từ khóa bằng google, theo yoko247 đã thực hiện nghiên cứu thì có thể liệt kê ra đây các chủ đề như là:
- Chăn ga phòng cưới
- Chăm mềm cho trẻ
- Chăn ga khách sạn
- Chăn mền phòng ngủ
- Bộ chăn ga gối đệm
- Chăn ga Hàn Quốc
- ….
Khi bạn đã có đủ kinh tế, kinh nghiệm thực tế và đã đứng vững trên một thị trường ngách nhất định của mình thì có thể phát triển mạnh hơn sang các ngách tương tự.
Một mẹo tìm sản phẩm nữa cho cửa hàng của bạn đó là tìm sản phẩm theo 4 hướng sau:
Sản phẩm chủ đạo: Đây là các mặt hàng được tìm mua quanh năm và có nhu cầu sử dụng cao.
Sản phẩm theo trend: Là mặt hàng theo trào lưu của giới trẻ, hàng hoá này được phổ biến trên các trang mạng xã hội tiktok, facebook,….
Sản phẩm theo mùa vụ: Bạn có thể bán được các sản phẩm này theo mùa như áo thun mùa hè hoặc áo khoác mùa đông.
Sản phẩm cá nhân: Mặt hàng này là sản phẩm do chính bạn tạo ra mà không có cửa hàng nào bán.
2.2 Tìm nhà cung cấp uy tín có mặt hàng chất lượng
Sau khi tìm kiếm được sản phẩm tiềm năng để làm dropshipping rồi thì công việc tiếp theo đó là tìm kiếm nhà cung cấp các sản phẩm đó.
Bạn có thể thông qua sàn thương mại điện tử để tìm kiếm nhà cung cấp như Shopee, tiki, Lazada hoặc hội nhóm trên facebook.
Để tìm được nhà cung cấp chất lượng và uy tín thì bạn cần dựa và giá thành, chịu khó lội đọc những đánh giá của người mua hàng về sản phẩm của nhà cung cấp đó.
Tuỳ vào khu vực bạn đang sinh sống mà chọn nhà cung cấp sao cho phù hợp, nếu bạn sống ở miền Bắc thì chọn các nhà cung cấp tại Hà Nội để thuận tiện cho công việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá.
2.3 Trao đổi , thống nhất quy trình dropshipping với nhà cung cấp
Đây là bước rất quan trọng khi chúng ta thực hiện cách làm dropshipping ở bất cứ sàn thương mại điện tử nào. Việc đàm phán và trao đổi về chính sách ngay từ đầu sẽ giúp ta giải quyết dễ dàng khi chẳng may có phát sinh rủi ro.
Sau đây là gợi ý nội dung bạn cần trao đổi trước với nhà cung cấp sản phẩm:
Mức chiết khấu: là vấn đề liên quan trực tiếp đến thu nhập nên chúng ta cần trao đổi và thoả thuận một cách chắc chắn để tránh sai sót.
Các thông tin về nhà cung cấp:
Cần khai thác địa chỉ kho hàng của nhà cung cấp ở đâu, có đơn vị vận chuyển hàng nào, thông tin chuyển khoản như thế nào, shipper tự đến lấy hàng hay là cần đem hàng đến gửi và gửi ở đâu,… các thông tin này giúp bạn nắm rõ quy trình để tư vấn cho khách hàng khi họ có thắc mắc.
Quy trình Dropshipping:
Khi có đơn hàng mới, bạn cần vận chuyển mã đơn hàng này trực tiếp cho ai, ai là người chịu trách nhiệm nhận mã đơn hàng và bạn cần chuyển tiền đơn hàng cho người nào,…
Thông tin sản phẩm:
Cần khai thác nguồn gốc, công dụng, chất liệu, kiểu dáng của sản phẩm,… Khi biết những thông tin này thì bạn mới dễ dàng tư vấn cho khách hàng của mình được.
Chính sách đổi trả hàng:
Trong trường hợp rủi ro bị boom hàng hoặc là khách muốn trả lại hàng thì nhà cung cấp có hỗ trợ chi phí gì cho bạn hay không?
Ngoài ra khi doanh số bán hàng của bạn tốt và ổn định thì có được tăng chiết khấu hoặc gối đầu tiên hàng không?
Nên trao đổi với nhiều nhà cung cấp để dễ dàng so sánh và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất nhé.
2.4 Làm thế nào để quảng bá sản phẩm với Dropshipping
Khi bạn bắt đầu làm Dropshipping thì có thể tận dụng lưu lượng và người mua tự nhiên của các sàn thương mại điện tử để đăng sản phẩm. Ngoài ra có thể quảng bá sản phẩm trên facebook, website, youtube, tik tok,…
Vậy công việc dropshipping có cần chăm sóc khách hàng hay không ?
Kinh doanh Dropshipping có lợi thế là không cần lo về khâu vận chuyển và hậu mãi cho khách hàng. Nhưng để có lượng khách hàng đều đặn thì bạn vẫn nên chăm sóc các khách hàng cũ.
Có vô số cách để bạn có thể chăm sóc khách hàng sau khi đã chốt đơn thành công như:
Gửi email giới thiệu thêm sản phẩm mới: Bạn đã có thông tin khách hàng sau khi họ đặt thành công và trải nghiệm sản phẩm của mình. Khi bạn có ý định mở rộng shop hoặc là tung bán các sản phẩm mới thì nên gửi email để mời họ ghé thăm shop trở lại.
SMS marketing: Là cách hay trong chăm sóc khách hàng. Bạn có thể gửi tin nhắn chúc mừng sinh nhật khách hàng và tặng cho họ mã code giảm giá khuyến khích họ mua hàng trên shop.
Tư vấn mặt hàng càng kỹ thì sẽ tạo được thiện cảm cho khách hàng để họ giới thiệu người quen mua hàng cho bạn cũng là cách làm marketing mà không cần bỏ vốn, đem lại hiệu quả bán hàng cao cho shop dropshipping của bạn.
So sánh Dropshipping với các mô hình kinh doanh trực tuyến khác
1. Bán lẻ truyền thống:
Ưu điểm:
- Kiểm soát hoàn toàn sản phẩm và quy trình bán hàng.
- Dễ dàng xây dựng thương hiệu và uy tín.
- Tương tác trực tiếp với khách hàng.
Nhược điểm:
- Yêu cầu vốn đầu tư lớn để mở cửa hàng và nhập hàng hóa.
- Phải quản lý kho hàng và hàng tồn kho.
- Chi phí vận hành cao hơn do cần thuê nhân viên và mặt bằng.
2. Bán hàng qua mạng:
Ưu điểm:
- Vốn đầu tư thấp hơn so với bán lẻ truyền thống.
- Dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới.
- Khả năng mở rộng cao.
Nhược điểm:
- Cạnh tranh cao do có nhiều người bán hàng trực tuyến.
- Phải tự quản lý việc vận chuyển và giao hàng.
- Khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu và uy tín.
3. Thương mại điện tử:
Ưu điểm:
- Kết hợp ưu điểm của bán lẻ truyền thống và bán hàng qua mạng.
- Cung cấp trải nghiệm mua sắm đa dạng cho khách hàng.
- Khả năng thu thập dữ liệu khách hàng tốt hơn.
Nhược điểm:
- Yêu cầu nền tảng kỹ thuật và kiến thức về thương mại điện tử.
- Cạnh tranh cao do có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia.
- Chi phí vận hành và quảng cáo có thể cao.
Bảng so sánh Dropshipping với các mô hình khác:
Tiêu chí | Vận chuyển thả | Bán lẻ truyền thống | Bán hàng qua mạng |
Thương mại điện tử
|
Vốn đầu tư | Thấp | Cao | Trung bình | Trung bình |
Quản lý hàng tồn kho | Không | Có | Không | Có thể |
Vận chuyển và giao hàng | Do nhà cung cấp | Do người bán | Do người bán |
Do người bán hoặc nhà cung cấp
|
Kiểm soát sản phẩm | Hạn chế | Cao | Trung bình | Trung bình |
Xây dựng thương hiệu | Khó khăn | Dễ dàng | Khó khăn | Trung bình |
Khả năng mở rộng | Cao | Trung bình | Cao | Cao |
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về dropshipping là gì? Cách làm dropshipping cho người mới bắt đầu từ A đến Z. Nếu như bạn đang có ý định tham gia vào mô hình kinh doanh hay này thì nên chăm chỉ và kiên trì. Yoko247 tin rằng thành công sẽ sớm ghé thăm bạn.